Hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đang cạn kiệt
 
2023-05-21 10:03:36

Ngày 18/5, một nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa số hồ và hồ chứa lớn nhất thế giới đang cạn kiệt, đặt an ninh nước trong tương lai của nhân loại đứng trước nguy cơ.

 

Balaji Rajagopalan, giáo sư tại Đại học Colorado Boulder và là đồng tác giả của bài báo đăng trên tạp chí Science, nói với AFP: "Các hồ trên toàn cầu đang gặp rắc rối và nó có những tác động sâu rộng.

Chúng tôi ghi nhận rằng 25% dân số thế giới đang sống trong lưu vực hồ đang có xu hướng suy giảm (lượng nước), có nghĩa là khoảng hai tỷ người bị ảnh hưởng bởi những phát hiện này".

Ông Rajagopalan cho biết, không giống như những dòng sông có xu hướng thu hút sự chú ý của khoa học, các hồ không được giám sát chặt chẽ, mặc dù tầm quan trọng quan trọng của chúng đối với an ninh nguồn nước là không nhỏ.

Tuy nhiên, những thảm họa môi trường nghiêm trọng ở các vùng nước lớn như biển Caspian và biển Aral đã báo hiệu cho các nhà nghiên cứu về một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn.

 

Lòng hồ khô nứt bao quanh hồ nhân tạo Vernago, ở Vernago, gần sông băng Val Senales, miền Bắc Italy, ngày 17/4/2023

Để nghiên cứu câu hỏi một cách có hệ thống, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Mỹ, Pháp và Saudi Arabia đã xem xét 1.972 hồ và hồ chứa lớn nhất trên Trái đất, sử dụng các quan sát từ vệ tinh từ năm 1992 - 2020. Họ tập trung vào các vùng nước ngọt lớn hơn vì độ chính xác tốt hơn của các vệ tinh ở quy mô lớn hơn, cũng như tầm quan trọng của chúng đối với con người và động vật hoang dã.

Các dữ liệu nghiên cứu đã hợp nhất hình ảnh từ Landsat, chương trình quan sát Trái đất lâu đời nhất, với chiều cao mặt nước thu được bằng máy đo độ cao vệ tinh, qua đó xác định thể tích hồ thay đổi như thế nào trong gần 30 năm. Kết quả là 53% số hồ và hồ chứa nước bị suy giảm khả năng trữ nước, với tốc độ xấp xỉ 22 gigaton một năm.

Trong toàn bộ thời gian nghiên cứu, 603 kmnước (145 dặm khối) đã bị mất đi, gấp 17 lần lượng nước ở hồ Mead, hồ chứa lớn nhất của Mỹ.

Để tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy các xu hướng này, nhóm đã sử dụng các mô hình thống kê kết hợp các xu hướng khí hậu và thủy văn để tìm ra các yếu tố liên quan đến tự nhiên và con người.

Đối với các hồ tự nhiên, phần lớn tổn thất là do tình trạng nóng lên toàn cầu cũng như mức tiêu thụ nước của con người. Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu làm nước bốc hơi, nhưng cũng có thể làm giảm lượng mưa ở một số nơi.

Tác giả chính Fangfang Yao, một thành viên khách mời tại CU Boulder, đã nói thêm trong một tuyên bố: "Nhiều tác động của con người và biến đổi khí hậu đối với việc thất thoát nước hồ trước đây chưa được biết đến, chẳng hạn như sự khô hạn của hồ Good-e-Zareh ở Afghanistan và hồ Mar Chiquita ở Argentina".

Một khía cạnh đáng ngạc nhiên là các hồ ở cả khu vực ẩm ướt và khô hạn trên thế giới đang giảm thể tích, cho thấy mô hình "khô càng khô, ẩm càng ẩm" thường được sử dụng để tóm tắt mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu vực, không phải lúc nào cũng đúng.

Tổn thất được ghi nhận ở các hồ nhiệt đới ẩm tại Amazon cũng như các hồ ở Bắc Cực, cho thấy xu hướng lan rộng hơn dự đoán. Sự tích tụ trầm tích được cho là nguyên nhân gây mất khả năng lưu trữ nước trong các hồ chứa.

Mặc dù hầu hết các hồ trên toàn cầu đang cạn kiệt, gần 1/4 số hồ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể lượng nước dự trữ của chúng.

Bài báo cho biết, Cao nguyên Tây Tạng, "nơi sông băng tan chảy và băng vĩnh cửu tan một phần đã thúc đẩy sự mở rộng hồ trên núi cao".

Link gốc

 
Tin cùng thư mục :
Danh mục thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ
Tòa nhà Friendship Tower tiết kiệm năng lượng ngay từ khâu thiết kế
Bộ Công Thương thông tin về tình hình cung ứng điện mùa khô năm 2023
Điện lực Thành phố tích cực tổ chức tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
EVNNPC: Dồn lực cấp điện mùa nắng nóng, thực hiện triệt để tiết kiệm điện
"Hãy tắt điện khi không cần, để khi cần sẽ có điện!"
Phó Tổng Giám đốc Trần Minh Dũng thăm hỏi, động viên, tặng quà người lao động tại hiện trường sản xuất Công ty Điện lực Hưng Yên
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Tài liệu: Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững TNTN, BVMT hướng đến phát triển HTTH

 

DANH MỤC

 Niêm yết văn bản 

Mẫu TBA điển hình

* Thông tư 06/2021 / TT-BCT

* Thông tư 25/2018 / TT-BCT

* Giá bán điện cho đơn vị bán lẻ điện tại chợ

* Văn bản hợp nhất Thông tư 16 và thông tin tư số 25/2018 / BCT

* Thông tư 22 / TT-BCT quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện 

* Thông tư 23 / TT-BCT quy định phương pháp xác định và mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại 

* Công văn số 9764 / BCT-ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện ảnh của dịch vụ Covid-19 đợt 2

Công văn số 3163 / BCT-ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện ảnh của dịch vụ Covid-19 đợt 3

Công văn số 4748 / BCT-ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện ảnh của dịch vụ Covid-19 đợt 4

Công văn số 4748 / BCT-ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện ảnh của dịch vụ Covid-19 đợt 5

 

 

 

Thống kê
Membership Thống kê
Latest New User Mới nhất : dangtin2
Past 24 Hours Hôm qua : 0
Prev. 24 Hours Hôm nay : 0
User Count Toàn bộ : 4

People Online Đang Online:
Visitors Khách : 0
Members Thành viên : 0
Total Tổng cộng : 0

Online Now Online Now:
An error has occurred.
Error: Lượt truy cập is currently unavailable.

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Công Ty Điện Lực Hưng Yên
Số 308 - Đường Nguyễn Văn Linh – Phường Hiến Nam – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 0221.3656.660 - Fax: 0221.3863.886
Home | Top
Đăng ký
Đăng nhập
Wednesday, May 31, 2023