Những điểm mới về rút ngắn thời gian làm việc của người cao tuổi từ năm 2021
 
2021-10-08 15:46:16

 

Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 thay thế BLLĐ 2012, nhiều quy định liên quan đến người lao động cao tuổi có sự thay đổi.

- Người lao động đến tuổi nào trở thành người lao động cao tuổi?

Theo Luật người cao tuổi 2009 quy định người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (Điều 2).

Theo quy định trước đây của BLLĐ năm 2012, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 148 BLLĐ năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với nữ vào năm 2035.

Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.

- Từ năm 2021, lao động cao tuổi có còn được rút ngắn thời giờ làm việc?

Trước đây, khoản 2 Điều 166 BLLĐ năm 2012 ghi nhận: Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Hiện tại, khoản 2 Điều 148 BLLĐ năm 2019 quy định: Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Như vậy từ năm 2021, người lao động cao tuổi phải thỏa thuận với người sử dụng lao động để được áp dụng một trong hai cách trên.

Ngoài ra, BLLĐ năm 2019 cũng đã bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 166 BLLĐ năm 2012. Theo đó, người lao động không còn được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Người lao động cao tuổi muốn rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Khoản 3 Điều 148 BLLĐ năm 2019 khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

- Sử dụng người lao động cao tuổi làm thêm giờ có vi phạm pháp luật?

Cả 2 BLLĐ 2012 và 2019 đều không quy định về việc không được bố trí người lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, việc sử dụng lao động làm thêm giờ cũng cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019:

Phải được sự đồng ý của người lao động;

Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….

Như vậy, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người lao động đồng ý đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm.

Nguyễn Thị Kiều Trang-Phòng TTBV&PC

                                                                      Ảnh bìa ngoài: Sưu tầm.

 
Tin cùng thư mục :
Những chính sách ảnh hưởng đến người lao động có hiệu lực từ tháng 01/2023
Toàn bộ các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN năm 2022
Hàng loạt loại phí, lệ phí sẽ tăng trở lại từ 1/07/2022
Công ty Điện lực Hưng Yên chính thức áp dụng Hóa đơn tiền điện điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78 về hóa đơn điện tử
Vì sao EVN mua điện 1 giá, bán nhiều giá?
12 điểm mới về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi từ 01/01/2021 NLĐ cần biết
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động không cần phải có lý do
Tiền lương có nhiều điểm mới từ 1/1/2021
Những điểm mới nổi bật tại Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021
Quy định kế toán có hiệu lực từ 05/12/2020

 

DANH MỤC

 Niêm yết văn bản 

Mẫu TBA điển hình

* Thông tư 06/2021 / TT-BCT

* Thông tư 25/2018 / TT-BCT

* Giá bán điện cho đơn vị bán lẻ điện tại chợ

* Văn bản hợp nhất Thông tư 16 và thông tin tư số 25/2018 / BCT

* Thông tư 22 / TT-BCT quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện 

* Thông tư 23 / TT-BCT quy định phương pháp xác định và mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại 

* Công văn số 9764 / BCT-ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện ảnh của dịch vụ Covid-19 đợt 2

Công văn số 3163 / BCT-ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện ảnh của dịch vụ Covid-19 đợt 3

Công văn số 4748 / BCT-ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện ảnh của dịch vụ Covid-19 đợt 4

Công văn số 4748 / BCT-ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện ảnh của dịch vụ Covid-19 đợt 5

 

 

 

Thống kê
Membership Thống kê
Latest New User Mới nhất : Nhimpun1995
Past 24 Hours Hôm qua : 0
Prev. 24 Hours Hôm nay : 1
User Count Toàn bộ : 5610

People Online Đang Online:
Visitors Khách : 0
Members Thành viên : 0
Total Tổng cộng : 0

Online Now Online Now:
An error has occurred.
Error: Lượt truy cập is currently unavailable.

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC
Công Ty Điện Lực Hưng Yên
Số 308 - Đường Nguyễn Văn Linh – Phường Hiến Nam – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 0221.3656.660 - Fax: 0221.3863.886
Home | Top
Đăng ký
Đăng nhập
Thursday, March 23, 2023